Thời tiết thay đổi làm cho các bé rất dễ bị nhiệm bệnh, đặc biệt là ho. Các mẹ đang đau đầu làm thế nào để chưa dứt bệnh ho cho con mà không dùng quá nhiều đến thuốc tây. Siro ho là một giải pháp hiệu quả. Vậy cách làm siro ho cho bé tại nhà có dễ không? Công thức làm như thế nào?
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tiến hành làm cho bé dùng ngay để nhanh khỏi bệnh nhé!
Có nên làm siro ho cho bé tại nhà hay không?
Những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột hay ngày giá rét là thời điểm mà trẻ nhỏ rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp và xuất hiện triệu chứng ho đờm, ho khan hay ho kèm sốt cao. Cơn ho dai dẳng khiến bé ăn kém, ngủ kém, sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng.
Giải pháp chữa ho cho bé thì có rất nhiều. Nhưng việc sử dụng thuốc tây lại mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé. Điều này ai cũng thấy rõ. Vì vậy, hiện nay, phụ huynh thường tìm đến các bài thuốc nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để trị ho cho bé.
Lúc này, cha mẹ có thể nghĩ đến các công thức nấu siro trị ho tiêu đờm cho trẻ nhỏ tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là an toàn tuyệt đối, tác dụng nhanh chóng và ít gây hiện tượng “lờn thuốc” nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, nguyên liệu được sử dụng để nấu siro trị bệnh dễ tìm kiếm quanh khu vực sinh sống, điều này giúp bạn tiết kiệm được phần nào chi phí điều trị.
Thực hiện đúng công thức và kiên trì cho trẻ sử dụng khoảng 3 – 5 ngày, bạn sẽ cảm nhận được cơn ho ở trẻ dần thuyên giảm. Trẻ nhanh chóng khỏe mạnh và vui chơi như thường ngày.
5 cách làm siro ho cho bé tại nhà đơn giản, hiệu quả
1. Cách làm siro ho cho bé từ quất và kha tử
Kha tử hay còn gọi kha lê, có chứa nhiều polysaccharide, alloy. Các hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus gây các bệnh về đường hô hấp. Do đó, chúng trị các chứng ho, viêm họng, khàn tiếng rất hiệu quả.
Kết hợp với một số nguyên liệu khác như quất, mật ong, húng chanh, bột quế,… sẽ giúp tăng cường hiệu quả trị ho tối đa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 5 – 7 quả kha tử
- 10 quả quất
- 250ml mật ong
- 200g lá hẹ
- 200g húng chanh
- 100g đường phèn
- 10g bột quế
- 10g muối
- 20g gừng
Cách thực hiện:
- Kha tử, quất, lá hẹ, húng chanh, gừng rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn với nhau, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 60 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy siro và cho vào lọ thủy tinh.
Cách dùng:
- Cho bé trên 1 tuổi dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.
2. Cách làm siro ho cho bé từ quả lê
Lê là một trong những loại quả có vị ngọt thanh và giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe của mọi đối tượng. Đặc biệt, nhờ có tính mát, nhuận tràng, tiêu đờm, sinh tân dịch và giải nhiệt mà quả lê được dân gian tận dụng để trị ho, trị viêm họng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Bên cạnh việc sử dụng để ăn trực tiếp, bạn có thể kết hợp lê cùng với một số nguyên liệu khác để nấu thành siro trị ho để gia tăng công dụng. Một số nguyên liệu thường được dùng để kết hợp cùng lê như đường phèn, gừng, tỏi,…
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- 1 – 2 quả lê tươi, mọng nước
- 3 tép tỏi (chỉ dùng cho trẻ ho đờm, nước mũi đặc)
- 1 củ gừng tươi
- 2 muỗng canh đường phèn
- ½ muỗng cà phê muối hạt
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Quả lê cần được rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài. Sau đó cắt lê thành từng miếng nhỏ rồi cho vào từng chén sứ;
- Tỏi cần bóc bỏ vỏ rồi đập dập;
- Gừng cần nạo bỏ vỏ, đem rửa sạch rồi thái thành từng sợi dài;
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào chén sứ, tiến hành trộn đều rồi đem hỗn hợp hấp cách thủy khoảng 30 phút. Lưu ý, cần điều chỉnh ngọn lửa nhỏ, không để rửa quá cao để tránh tình trạng cháy khét;
- Khi hỗn hợp sánh lại, có mùi thơm và mật ong sôi lăn tăn thì tắt bếp;
- Cho hết hỗn hợp vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng dần.
Bạn có thể vớt lấy phần lê để cho trẻ ăn. Dùng lê rất tốt cho việc giảm ho và giải cảm. Đối với phần siro lê, bạn có thể cho trẻ uống theo liều lượng sau:
- Trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi: Dùng 5ml/ lần x 3 lần/ ngày
- Trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi: Dùng 10ml/ lần x 3 lần/ ngày
- Trẻ trên 10 tuổi: Dùng 15ml/ lần x 3 lần/ ngày
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bạn có thể áp dụng công thức trên nhưng không sử dụng mật ong. Thay vào đó, bạn cần sử dụng ½ quả chanh và thực hiện như công thức trên. Mỗi lần cho trẻ dùng 3ml và uống mỗi ngày 3 lần.
Đừng bỏ qua: [Review] Top 10 Siro Ho cho bé loại nào tốt nhất hiện nay
3. Cách làm siro ho cho bé bằng hành tây
Hành tây không chỉ được dùng để làm thực phẩm mà còn được dân gian tận dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Trong củ hành tây có chứa nhiều dưỡng chất mang bản chất dược tính, nhất là thành phần Allicin. Đây là hoạt chất có công dụng như vị thuốc kháng sinh tự nhiên. Nhờ đó, giúp ức chế và tiêu diệt chủng khuẩn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Đối với trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng ho do viêm họng, bạn có thể kết hợp hành tây với chanh và mật ong để nấu thành hỗn dịch uống.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 củ hành tây lớn
- 3 quả chanh vàng
- 1 lượng mật ong nguyên chất vừa đủ
Cách thực hiện:
- Hành tây cần được bóc bỏ vỏ rồi đem rửa sạch và thái thành từng lát mỏng;
- Còn chanh vàng, cần được rửa sạch rồi thái thành từng lát theo chiều bổ ngang;
- Cho hành và chanh đã sơ chế vào trong hũ thủy tinh;
- Tiếp đến, đổ một lượng mật ong nguyên chất vào ngập nguyên liệu. Sau đó đậy kín nắp và đem bảo quản nơi thoáng mát, sang ngày hôm sau là có thể sử dụng được.
Mỗi ngày, bạn cho trẻ dùng khoảng ¼ – 1 muỗng cà phê hỗn hợp pha với một ít nước ấm. Kiên trì cho trẻ dùng cho đến khi triệu chứng ho thuyên giảm hoàn toàn.
4. Cách làm siro ho cho bé từ dầu dừa, chanh và mật ong
Dầu dừa, chanh và mật ong kết hợp với nhau sẽ phát huy tối đa công dụng kháng khuẩn, chống virus, nên sẽ nhanh chóng trị dứt điểm các cơn ho và giữ ấm cơ thể cho bé.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3 thìa nước cốt chanh
- 50ml mật ong
- 1 thìa dầu dừa
- 1 miếng quế nhỏ
Cách thực hiện:
- Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau và cho lên chảo đun nóng.
- Đun với lửa nhỏ, cho đến khi dầu dừa chảy hoàn toàn và các nguyên liệu quyện với nhau thành siro.
- Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy siro và cho vào lọ kín.
Cách dùng:
- Cho bé dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
5. Cách làm siro ho cho bé bằng húng chanh
Lá húng chanh (còn được biết đến với tên gọi là rau tần lá dày) là một trong những loại thảo dược giới y học cổ truyền công nhận tác dụng trị ho, viêm họng, loãng đờm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Với nguyên liệu này, người lớn và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể dùng được để cải thiện triệu chứng.
Lá húng chanh có tác dụng giải cảm, giải độc, bổ phế, trừ đờm và thông kinh. Trong khi đó, tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong lá húng chanh có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng trị bệnh. Nhưng tiêu biểu và nổi bật nhất là hoạt chất Codein. Hoạt chất này có tác dụng như vị thuốc kháng sinh tự nhiên với công dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- 500g lá húng chanh tươi
- 500g quả quất xanh tươi
- 200g rau diếp cá tươi
- 100g lá hẹ xanh tươi
- 1 củ gừng nhỏ
- 1kg đường phèn (nên sử dụng đường kết tinh từ mật mía)
Cách thực hiện:
- Mang toàn bộ nguyên liệu (trừ đường phèn) rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Lá húng chanh, rau diếp cá, lá hẹ xanh và gừng cần thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát.
- Đối với quất xanh, cần bổ thành đôi và tách bỏ phần hạt. Sau đó trộn với đường phèn và ướp trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi cho lên bếp đun sôi trên ngọn lửa nhỏ;
- Tiếp đến, cho các nguyên liệu còn lại vào trong nồi và đun sôi thêm 45 phút thì tắt bếp;
- Chờ nguyên liệu nguội hẳn thì vớt lấy phần bã để riêng và cho phần siro vào trong hũ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng dần.
Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 1 – 2 thìa cà phê hỗn hợp để trị ho, viêm họng. Kiên trì cho trẻ uống khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Đối với phần bã, bạn có thể dùng để ăn giúp làm thông và ấm cổ họng.
Xem thêm: Khái Thấu Vương PT là gì? Có nên dùng Siro ho Khái Thấu Vương PT hay không?
Những lưu ý khi làm siro ho cho bé tại nhà
Khi lựa chọn nguyên liệu và nấu siro trị ho cho trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra:
- Nên lựa chọn và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, không bị phun thuốc trừ sâu hay bón nhiều phân hóa học để đảm các dưỡng chất trong dược liệu không bị hao hụt;
- Cần đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu nấu siro. Đồng thời, cất trữ hỗn hợp vừa được chế biến trong hũ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần;
- Cần hâm nóng lại siro trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ;
- Trong trường hợp không có đường phèn, bạn có thể thay thế bằng mật ong nguyên chất với hàm lượng phù hợp. Tuy nhiên, không sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi, bởi vì trong mật ong vừa chứa lợi khuẩn vừa chứa hại khuẩn không tốt cho đường ruột và sức đề kháng của con trẻ;
- Mỗi độ tuổi cụ thể sẽ có những liều lượng sử dụng phù hợp, cha mẹ cần lưu ý vấn đề này. Tuyệt đối không được lạm dụng nếu không thật sự cần thiết. Liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là 2.5ml dung dịch siro và dùng khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày;
- Cách trị ho tiêu đờm cho trẻ nhỏ bằng siro tự nấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh tiến triển ở giai đoạn mãn tính, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng nhằm phòng trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng nề;
- Ngoài việc cho trẻ uống siro tự nấu, bạn cần có thêm các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con trẻ tại nhà, nhất là những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Cách phòng tránh trẻ bị ho khi thời tiết thay đổi
Giúp con tăng sức đề kháng: Mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trái cây để con có sức đề kháng tốt, hạn chế ốm vặt. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp con hạn chế ốm vặt tối đa.
Giúp con giữ ấm cơ thể: Luôn mặc ấm, quàng khăn, đi tất khi trời trở lạnh, mẹ có thể bôi dầu tràm vào gan bàn chân và ngực trẻ.
Giúp con thở sạch: Không khí trong lành sẽ giúp con hạn chế bị ho. Mẹ nên thường xuyên thay ga giường, vỏ gối, vệ sinh nơi bé nằm, lau dọn nhà cửa khói bụi, hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói than…
Giúp con tan đờm: Đôi khi đờm chính là thủ phạm gây ho cho trẻ, khi con ho kèm theo đờm mẹ nên chữa đờm cho con nhé, vì khi sạch đờm con sẽ giảm ho. Mẹ giúp con tan đờm bằng cách vỗ lưng cho con. Nếu con ho nhiều và kèm theo mệt mỏi mẹ nên cho con đi khám để bác sĩ theo dõi và cho con uống theo chỉ định của bác sĩ chứ mẹ không nên tự ý cho con uống nhé.
Giúp con giữ gìn tai-mũi-họng: Mẹ hãy quan sát tai, mũi, họng của con thường xuyên để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn mẹ nhé. Hãy tạo cho con thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối để giúp miệng, họng con sạch sẽ, tránh mùi hôi và vì khuẩn lưu trú.