Bật mí cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm tại nhà mẹ bỉm nên biết

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Ho Co Dom 5

Trẻ bị ho đờm là tình trạng thường gặp ở những gia đình có con nhỏ, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ. Bài viết này sẽ mách mẹ cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm hiệu quả tại nhà, dễ dàng thực hiện.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ bụi bẩn hay những gì mắc trong cổ họng ra ngoài không khí. Nhưng ho có đờm là tình trạng cơ thể đang tống khứ các dịch nhầy, đờm do đường hô hấp tiết ra hoặc dị vật lọt từ bên ngoài vào như thức ăn, bụi bẩn… để bảo vệ cơ thể và giúp trẻ dễ thở hơn.

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Ho Co Dom 1

Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bé đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị ho có đờm:

  • Thời tiết thay đổi: Trẻ phải hít một lượng không khí lạnh vào cơ thể, dẫn tới phổi bị tổn thương, gây đau rát cổ họng, xuất hiện những cơn ho khan, sau dần là ho có đờm đặc.
  • Do bệnh lý: Trẻ khi bị mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, khi virus, vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ quan hô hấp dẫn tới ho có đờm xanh.
  • Trẻ ăn, uống đồ lạnh: Lúc này cổ họng bị kích thích, sưng đỏ dẫn tới những cơn ho có đờm.
  • Do tác dụng phụ của thuốc trị ho: Một số loại thuốc chữa ho có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhầy, từ đó giúp đờm đặc hơn giúp trẻ dễ dàng tống dịch ra ngoài bằng phản xạ ho, khạc.

Trẻ bị ho có đờm có những biểu hiện gì?

Trẻ bị ho có đờm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp ở trẻ như:

  • Viêm phế quản: bé thấy khó thở, thở nhanh, thở khò khè kết hợp ho nhiều và có đờm.
  • Hen phế quản: bé mắc bệnh lý này thường ho dai dẳng, ho nhiều đặc biệt về đêm. Khi ho thường kèm theo những tiếng rít khó khăn.
  • Trào ngược dạ dày: hiện tượng trào ngược xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được. Những trẻ mắc bệnh lý này thường ho nhiều mỗi khi nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn xong. Bên cạnh đó còn có cả triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

Những bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, đồng thời hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm hiệu quả

Trẻ bị ho có đờm cần được điều trị sớm và tích cực để phát triển khỏe mạnh. Các mẹ bỉm có thể tham khảo một số cách xử lý khi trẻ bị ho đờm dưới đây.

1. Cho con uống nhiều nước

Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.

Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…

2. Vệ sinh mũi cho trẻ bị ho đờm bằng nước muối sinh lý

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Ho Co Dom 2

Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.

Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.

Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.

3. Khi trẻ bị ho đờm, hãy kê cao đầu cho con khi bé ngủ

Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ.

Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.

4. Sử dụng máy tạo độ ẩm trị ho

Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ.

Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.

Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.

5. Cho con ngậm mật ong

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Ho Co Dom 3

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.

Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống trực tiếp cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.

6. Sử dụng tinh dầu

Với trẻ bị ho đờm, một số loại tinh dầu có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm ho khi được khuếch tán vào không khí.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu để giảm ho cho con, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nguyên nhân là vì không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho bé. Hơn nữa, mỗi bé cần được sử dụng tinh dầu với liều lượng thích hợp.

Xem thêm: Mách bạn 5 cách làm Siro ho cho bé tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho có đờm

Cach Xu Ly Khi Tre Bi Ho Co Dom 4

Bên cạnh những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm kể trên, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tác động vào cơ thể trẻ như:

  • Cha mẹ khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm trong phế quản, đồng thời giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi. Mẹ lưu ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ vỗ vào vị trí phổi. Không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.
  • Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên được cho bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này có thể giúp làm tăng sức đề kháng của trẻ và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Pha nước ấm với một ít tinh dầu tràm để tắm cho trẻ. Mùi hương từ tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng ho liên tục và ho có đờm.
  • Sau khi tắm xong có thể dùng tinh dầu tràm thoa vào phần cổ, bàn tay và bàn chân để giúp làm nóng và giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tay, mũi, miệng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu sốt thì tích cực chườm ấm để hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết thêm một số cách giúp giảm nhẹ cơn ho đờm cho bé ngay tại nhà.

5/5 - (1 bình chọn)

Qc Mb Blogreview

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
error: You are not allowed to copy content or view source. Thank you!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top