ChatGPT đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhờ khả năng trả lời câu hỏi tự nhiên, cung cấp thông tin chi tiết và nhanh chóng. Đây là phần mềm chat sử dụng trí tuệ nhân tạo AI có thể trả lời hầu như mọi câu hỏi (tất nhiên không thể hoàn toàn chính xác). Nếu bạn tò mò muốn tạo tài khoản ChatGPT để tận dụng sự thông minh của AI hay đơn thuần chỉ là “nghịch cho biết” thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một trong những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển gần đây nhằm giúp cho việc giao tiếp giữa con người và máy tính trở nên dễ dàng hơn. ChatGPT có khả năng học và hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và có thể đưa ra phản hồi hoàn chỉnh và tự động khi được đưa ra các câu hỏi. Hiện tại, ChatGPT được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ giải đáp thắc mắc cho đến hỗ trợ khách hàng.
Để huấn luyện GPT, các nhà khoa học tại OpenAI đã thu thập một lượng lớn văn bản chữ viết bởi con người, nguồn từ Wikipedia, Bách khoa toàn thư, các tờ báo lớn và các nguồn thông tin công khai khác, với khối lượng có thể lên tới hàng trăm triệu văn bản.
Sau đó, họ tiến hành làm sạch và lựa chọn nội dung trước khi đưa cho mô hình AI đọc và huấn luyện nhiều lần. Khi đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ tìm hiểu được các tầng ý nghĩa đằng sau những từ và câu, và càng đọc nhiều lần thì sẽ càng nâng cao được tầng ý nghĩa của nó.
Mỗi khi AI nhận ra thêm các tầng ý nghĩa mới, thì Parameters (tham số) trong đó cũng tăng lên. Ví dụ, GPT-1 có khoảng 117 triệu Parameters, GPT-2 (năm 2019) với số lượng Parameters là 1,5 tỉ, còn GPT-3 (năm 2020) với số lượng Parameters lên tới 175 tỉ. Trong số này, GPT-3 là lõi của ChatGPT đang sử dụng hiện nay.
Tuy nhiên, điểm yếu của ChatGPT là dữ liệu của chatbot này chỉ được cập nhật đến hết năm 2021. ChatGPT cũng chỉ hoạt động theo dạng ngoại tuyến (offline), nói cách khác chúng không thể cập nhật dữ liệu thực giống như Google Assistant hay Siri.
Tính năng nổi bật của ChatGPT
- Nhân cách hóa cuộc trò chuyện: ChatGPT được thiết kế để hiểu ngôn ngữ giao tiếp và tham gia vào cuộc trò chuyện giữa người và người. Điều này mang đến trải nghiệm tương tác và được cá nhân hóa hơn so với việc bạn nhập tìm kiếm trên Google.
- Cung cấp câu trả lời chuyên sâu: Mặc dù Google dễ dàng cung cấp câu trả lời cực nhanh chóng cho các câu hỏi thực tế nhưng ChatGPT có thể cung cấp câu trả lời chuyên sâu hơn để giải thích các chủ đề phức tạp theo cách dễ hiểu.
- Đưa ra các đề xuất: ChatGPT có thể đưa ra những đề xuất dựa trên tùy chọn và mối quan tâm của người dùng, điều này đặc biệt hữu ích với nhu cầu tìm sách hay phim.
- Sáng tạo nội dung: ChatGPT còn hỗ trợ tìm kiếm nguồn cảm hứng hoặc ý tưởng mới cho các công việc liên quan đến sáng tạo như làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, thiết kế đồ họa, kiến trúc,…
- Hỗ trợ học ngoại ngữ: ChatGPT có thể hỗ trợ bạn học ngoại ngữ bằng cách tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn bằng ngôn ngữ mà bạn lựa chọn, cung cấp các bài học ngữ pháp, từ vựng, đồng thời đưa ra phản hồi và chỉnh sửa.
- Dịch thuật: ChatGPT có thể hỗ trợ dịch ngôn ngữ trong thời gian thực, cho phép bạn giao tiếp với những người nói các ngôn ngữ khác nhau thông qua giao diện trò chuyện.
- Hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán y tế: ChatGPT có thể hỗ trợ chẩn đoán y tế bằng cách đặt các câu hỏi có liên quan và cung cấp thông tin chi tiết cũng như đề xuất dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh của người dùng.
- Sử dụng cho mục đích giải trí: ChatGPT cũng dễ dàng đưa ra các trò chơi, kể chuyện cười hoặc cung cấp câu đố đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của người dùng đó nha.
Hạn chế của ChatGPT là gì?
- Không trả lời những câu hỏi có nội dung độc hại
ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi độc hại hoặc không có ích cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn đặt những câu hỏi mang những nội dung độc hại, bạn sẽ không nhận được câu trả lời.
- Chất lượng câu trả lời phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào
Một hạn chế quan trọng của ChatGPT là chất lượng của câu trả lời đầu ra phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi đầu vào. Nói cách khác, ChatGPT không thể trả lời các câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng. Vậy nên, công cụ này sẽ yêu cầu người dùng phải diễn đạt lại để có thể hiểu câu hỏi đầu vào để tạo ra câu trả lời tốt hơn.
- Câu trả lời không phải lúc nào cũng đúng
Một hạn chế khác là vì ChatGPT đôi khi cung cấp câu trả lời có kết quả không chính xác hoặc quá dài dòng.
Hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT miễn phí tại Việt Nam
Chat GPT hiện tại đã có thể sử dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa hỗ trợ đăng ký tại đây do đó phải đổi địa chỉ IP thành các quốc gia khả dụng ChatGPT để đăng ký. Chi tiết cách thực hiện ngay bên dưới!
Bước 1: Để có thể tạo tài khoản ChatGPT thì đầu tiên, bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính lên > Chọn vào đường link bên dưới và nhấn Thêm vào Chrome để cài tiện ích VPN Proxy VeePN nhé.
Bước 2: Bạn bật tiệc ích VPN lên và tiếp tục truy cập vào trang chủ của ChatGPT theo đường link phía dưới này > Chọn vào Sign up để bắt đầu đăng ký tài khoản nha.
Bước 3: Tại đây bạn hãy nhập tài khoản gmail cá nhân vào và nhấn Continue để tiếp tục đến với bước tiếp theo để tiến hành tạo tài khoản ChatGPT cho mail của mình nhé.
Bước 4: Tiếp đó hãy đặt mật khẩu cho tài khoản ChatGPT mới này, bạn cố gắng đặt mật khẩu dài một tí cho an toàn hơn nha > Nhấn Continue.
Bước 5: Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác nhận email đã gửi về, Nhấn Open Gmail để mở email và xác nhận là được nhé.
Bước 6: Hãy điền họ và tên của bạn vào đây và nhấn Continue để qua bước này.
Bước 7: Đến bước điền số điện thoại để nhận mã code thì bạn hãy vào đường link phía bên dưới này để có thể tìm số điện thoại, quốc gia nhận mã code miễn phí nha, nhớ là phải chọn số điện thoại quốc gia trùng với quốc gia trang web ChatGPT yêu cầu nha (Ở đây mình chọn Pháp).
Bước 8: Tiếp đó, bạn tìm số điện thoại và dán nó vào trang web ChatGPT, nếu số này không được thì bạn hãy thử số khác nha (vì là miễn phí nên sẽ có nhiều người dùng cho nên số điện thoại nhận code sẽ bị lag), nhấn Send code để hệ thống gửi code về số điện thoại bạn chọn.
Bước 9: Để tiếp tục tạo tài khoản ChatGPT bạn hãy quay trở lại trang nhận code, bạn hãy nhấn Receive SMS tại số điện thoại bạn chọn để nhận code nhé.
Bước 10: Code sẽ hiện tại đây nha, nếu chưa có thì bạn hãy nhấn Refresh to view latest SMS để trang web load lại code mới nhất. Lấy code nhập qua trang web ChatGPT là bạn đã đăng ký xong tài khoản rồi đó.
Bước 11: Sau khi đã nhập được mã code vào thì lúc này hệ thống sẽ quay trở lại giao diện chính, bạn nhấn vào Log in, nhập tài khoản và mật khẩu vừa tạo được vào > Enter là đã hoàn tất quá trình tạo tài khoản ChatGPT của mình rồi.
Bước 12: Khi đăng nhập thành công thì bạn sẽ có kết quả như hình dưới này là đã tạo tài khoản ChatGPT thành công rồi nè.
Câu hỏi thường gặp khi đăng ký tài khoản ChatGPT
1. ChatGPT hoạt động như thế nào?
ChatGPT là một công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học và hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và có thể đưa ra phản hồi tự động khi được đưa ra các câu hỏi.
2. ChatGPT có hỗ trợ tiếng Việt không?
Có, ChatGPT có hỗ trợ tiếng Việt, người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để trao đổi và giao tiếp với ChatGPT.
3. Đăng ký tài khoản ChatGPT có mất tiền không?
ChatGPT chưa hỗ trợ đăng ký tại Việt Nam, vì vậy nếu đăng ký tạo tài khoản ChatGPT bạn thường sẽ phải mất tiền để mua code gửi về từ số điện thoại nước ngoài. Nhưng với mẹo tạo tài khoản ChatGPT miễn phí được giới thiệu trong bài viết này thì bạn có thể đăng ký hoàn toàn miễn phí nha.
4. Cách thức hoạt động của ChatGPT
ChatGPT được tinh chỉnh từ GPT-3.5, một mô hình ngôn ngữ tạo văn bản. Nó đã được tối ưu hóa cho cuộc đối thoại qua việc sử dụng Học tăng cường từ phản hồi của con người (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF) – một phương pháp sử dụng các ví dụ của con người để hướng dẫn mô hình đến hành vi mong muốn.
5. Mọi câu trả lời của ChatGPT đều chính xác không?
ChatGPT không được kết nối với Internet và đôi khi nó có thể đưa ra câu trả lời không chính xác. Nó có kiến thức hạn chế về thế giới và các sự kiện sau năm 2021, đồng thời đôi khi cũng có thể đưa các hướng dẫn mang tính độc hại hoặc nội dung sai lệch.
Do đó, khi sử dụng ChatGPT, bạn nên kiểm tra xem phản hồi từ công cụ này có chính xác hay không. Nếu bạn thấy câu trả lời không chính xác, hãy cung cấp phản hồi đó bằng cách sử dụng nút Thumbs Down (Không thích).